Giới trẻ hiện nay chắc chẳng còn xa lạ với từ “Sneaker”, phải không nào? Được biết đến là dòng sản phẩm sử dụng phổ biến nhất hiện nay. Để hiểu rõ hơn về sneaker là gì cũng như có thể phân biệt được hàng thật, hàng giả, hãy cùng chúng tôi tham khảo bài viết dưới đây nhé!
Giới trẻ hiện nay chắc chẳng còn xa lạ với từ “Sneaker”, phải không nào?
Bạn hiểu sneaker là gì và nguồn gốc ra đời của nó ra sao? Hãy cùng tham khảo một vài thông tin cơ bản mà chúng tôi đã tổng hợp được dưới đây nhé!
Giày Sneaker là gì? Đây là tên gọi chung của các loại giày phục vụ cho mục đích thể thao như: chạy bộ, tập gym, aerobic…. Đặc điểm của các loại giày này là phần đế được gia công từ chất liệu cao su mềm. Thêm nữa, phần trên sẽ làm bằng vải hoặc da bạt. Chính vì thế khi đi lên chân rất êm ái, mềm mại và thoải mái.
Đôi giày sneaker đầu tiên được ra mắt vào những năm đầu của thế kỷ 18 và làm bằng cao su với tên gọi là Plimsoll. Và nó hoàn toàn khác biệt với những đôi giày ngày nay.
Cho đến khi Charles Goodyear chế tạo thành công cao su hóa thì con người mới thật sự nghĩ đến những đôi giày đế cao su. Từ đó, những đôi giày có phần đế đúc từ cao su ngày càng nhận được sự yêu thích và ưa chuộng của mọi người.
Sau đó, vào năm 1982, công ty Goodyear cho ra đời mẫu sneaker mới và đặt tên là Keds. Sản phẩm này thiết kế dựa trên phiên bản cũ nhưng lại thay bằng chất liệu vải canvas mềm mại kết hợp phần đế dày hơn. Chính sự thay đổi này đã mang đến cho người dùng sự thoải mái và tiện lợi trong quá trình vận động. Cũng từ đó mà nhiều người biết đến Keds và nó trở thành một trong những đôi giày được ưa chuộng lúc bấy giờ. Và cái tên sneaker cũng xuất hiện và được sử dụng cho tận ngày nay.
Mới thoạt nhìn, giày thể thao và sneaker sẽ không có gì khác biệt và chúng đều được sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau. Tuy nhiên, sẽ có một vài điểm khác biệt sau đây:
Có thể nói rằng, sneaker luôn đa dạng về thiết kế lẫn mẫu mã nên được mọi người săn đón rất nhiều, đặc biệt là giới trẻ. Trong đó, nó bao gồm những loại cơ bản dưới đây.
Đây là dáng giày sneaker có độ cao ở từ dưới mắt cá chân trở xuống với kiểu dáng thon gọn. Thêm nữa, nó có độ nặng vừa phải nên thường được mọi người sử dụng vào thời điểm mùa hè thay vì mùa đông.
Mid – top là kiểu giày cao bằng với mắt cá chân và nằm trung bình ở giữa Low – top với High – top. Kiểu giày này ít mẫu mã và mức độ phủ sóng trên thị trường không quá cao. Do đó, nó thường được mọi người biết đến ít hơn.
Đây là dòng giày cổ cao che quá phần mắt cá chân và khá to, nặng. Vậy nên, High – top phù hợp để đi vào mùa đông hơn là hè với đa dạng các kiểu dáng khác nhau.
Ngoài cái tên Slip – on thì nó còn được mọi người biết đến với cái tên gọi khác là giày lười. Kiểu dáng giày cũng rất đa dạng và phong phú. Đặc biệt nó không có dây giúp người dùng tiết kiệm được thời gian mang/tháo giày. Đây cũng chính là điểm giúp thu hút nhiều người lựa chọn mua.
>>> Slim fit là gì? Tìm hiểu về áo quần form Slim fit
Hãy cùng chúng tôi tiếp tục tìm hiểu những thuật ngữ thường thấy trong cấu trúc giày sneaker ngay sau đây nhé!
Một vài thuật ngữ thường dùng trong cấu trúc giày sneaker
Đây là từ dùng để chỉ toàn bộ phần thân trên của giày. Chẳng hạn như chất liệu sử dụng, thiết kế form dáng hay màu sắc,…
Thuật ngữ này dùng để chỉ phần đầu mút của dây giày. Thông thường phần này được làm từ fiber, nhựa hoặc carbon,…
Eyelet có nghĩa là lỗ xỏ trên đôi giày. Trong đó, các lỗ xỏ sẽ được cố định thêm bằng nhựa hoặc kim loại để ngăn việc lỗ bị rách trong quá trình sử dụng.
Đây là phần lưỡi gà của giày. Nó có công dụng giảm sự ma sát của dây giày lên da và che đi phần bị hở của đôi giày sneaker.
Trong thuật ngữ thường dùng với sneaker, từ này dùng để chỉ phần lưỡi gà của giày. Nó có công dụng gần giống với phần lưỡi gà là giảm sự ma sát của dây giày lên da và che đi phần bị hở của đôi giày.
Sole có nghĩa là phần đế giày. Thông thường phần đế sẽ được làm từ chất liệu cao su, PVC hoặc da… Và chúng có thể chỉ có một lớp, hay đôi khi kết hợp tận ba lớp như Insole, Midsole và Outsole.
Insole nằm ngay dưới miếng lót giày hay hiểu một cách đơn giản là phần đế trong. Nó có nhiệm vụ chính là định hình form giày phía trong cho vừa vặn với cấu trúc bàn chân.
Đây là phần đệm nằm giữa của đế, kẹp giữa Insole với Outsole. Nhiệm vụ chính của nó là hấp thu chất động, giảm ma sát cũng như hỗ trợ lực và tạo độ êm ái đàn hồi khi di chuyển,…
Đây là phần đế ngoài – bộ phận tiếp xúc trực tiếp với mặt đất. Tuỳ thuộc vào mục đích sử dụng và địa hình khác nhau, mà phần đế ngoài của giày cũng sẽ có hình thù khác nhau.
Foxing là miệng đếm được đắp thêm lên giày. Nó giúp cố định và tăng thêm độ thẩm mỹ, làm cho giày trở nên cứng cáp và đứng form hơn.
Là phần thân giày trước và bạn có thể tính từ phần sau mũi giày cho tới Eyelet, Tongue hoặc gần phần Quarter.
Nếu bạn muốn lựa chọn được một đôi giày chính hãng thì nên tìm hiểu các thông tin cơ bản và lựa chọn cửa hàng uy tín. Dưới đây, chúng tôi sẽ bật mí cho bạn một vài cách phân biệt sneaker giả và thật.
Những đôi sneaker chính hãng sẽ luôn có hộp giày đi kèm. Trong đó, hộp giày có dạng hình hộp chắc chắn, cứng cáp với đầy đủ thông tin, logo hãng sắc nét và mã vạch rõ ràng. Thêm nữa, phần bên ngoài hộp còn được gắn thêm nhãn ghi thông tin xuất xứ, kích cỡ và số lô sản xuất giày trùng khớp với sản phẩm ở bên trong.
Đây là cách rất đơn giản để bạn phân biệt được hàng thật và hàng giả. Hãy kiểm tra tỉ mỉ phần đường may của đôi giày sneaker. Với những đôi giày chính hãng, chúng luôn được may rất tỉ mỉ với đường chỉ liền mạch, đều nhau và đặc biệt là không có chỉ thừa. Trong khi đó, những loại giày fake thì thường những đường thêu mỏng, dễ bị mờ hoặc hư hỏng sau khi sử dụng một thời gian.
Phần lót của giày sneaker thật sẽ được dán rất chắc chắn với lớp lót không bị bung ra trong quá trình sử dụng. Cộng thêm phần chữ in trên lót giày sắc nét, rõ ràng và không bị lem, mờ…
Phần tem, nhãn mác trên lưỡi giày rất dễ phát hiện được hàng thật hay hàng giả. Bởi lẽ những chiếc tem này đều ghi đầy đủ các thông tin như xuất xứ, kích cỡ, sổ seri và giới tính,… Do đó, bạn hãy nên kiểm tra đầy đủ những thông tin này để đảm bảo mua được giày chính hãng và đảm bảo chất lượng nhé.
Được biết, những loại giày kém chất lượng thường mắc lỗi là thừa một mẫu nhỏ ngay chính giữa da, đường may không đều, xiên xẹo và ghi tên dễ bị sai. Vậy nên, bạn hãy chú ý những chi tiết này để tránh mua phải hàng fake nhé.
Tag gắn trên giày sneaker chính hãng thường được gắn trực tiếp vào lỗ xỏ dây giày trên cùng của một trong hai chiếc giày. Chỉ với những chi tiết nhỏ này, chắc chắn bạn có thể nhận biết ngay được giày hàng thật hay hàng giả.